Những Nguyên Nhân Khiến Trẻ Bị Rôm Sảy

Rôm sảy là bệnh trẻ hay mắc phải vào mùa nắng nóng, ẩm ướt. Bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể biến chứng, gây nhiễm trùng da. Vậy, nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy là gì?

Nguyên nhân gì khiến trẻ bị rôm sảy? (Ảnh minh họa)

Bệnh rôm sảy là gì?

Bệnh rôm sảy còn được gọi là phát ban nhiệt, bệnh có tên khoa học là prickly heat hay miliaria. Đây là bệnh về da thường xuất hiện trong thời tiết nắng nóng, ẩm ướt. Bệnh không đau nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhưng có nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.

Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy

Nguyên nhân cốt lõi gây ra bệnh rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn.

Có nhiều lý do khác nhau gây ra sự tắc nghẽn này:

  • Các tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài
  • Do mùa hè nhưng trẻ lại phải mặc quần áo, tã lót bằng các loại vải nilon, vải sợi pha, vv
  • Trẻ bị sốt cao hoặc phải ở trong lồng ấp cxung có thể bị nghẽn các tuyến mồ hồi
  • Do trẻ vận động cơ thể, chơi đùa với cường độ cao
  • Một số loại vi khuẩn thường trú ngoài da bài tiết một số loại chất nhờ làm bít tuyến mồ hôi

Rôm sảy thường xuất hiện ở mặt, cổ, đầu với các triệu chứng điển hình:

  • Rôm sảy ở mặt. Nguyên nhân là do mồ hôi từ tuyến bài tiết trên đầu chảy xuống mặt và cổ, làm bít tắc lỗ chân lông. Khi trẻ bị rôm sảy ở mặt cha mẹ cần lưu ý cẩn thận vì có thể để lại sẹo ảnh hưởng tới ngoại hình sau này của trẻ.
  • Rôm sảy ở cổ. Cổ cũng là phần da nhạy cảm ảnh hưởng tới ngoại hình, cần điều trị sớm tránh để lại sẹo.
  • Rôm sảy ở da đầu. Da đầu là vùng dễ rôm sảy nhất vì tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, bụi bẩn, dẫn tới đổ mồ hôi nhiều, gây bít lỗ chân lông. Không những vậy, da đầu còn có sự che phủ của tóc nên dễ nóng ẩm, ứ đọng các chất bẩn dẫn đến hình thành bã nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Bệnh rôm sảy có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, trong đó thường gặp nhất là độ tuổi từ 0-6 tuổi.

Có nên tắm cho trẻ bị rôm sảy bằng các loại lá?

Việc sử dụng nước lá (như lá sài đất, chè tươi, kim ngân, vv) để tắm cho bé là một phương pháp điều trị rôm sảy cho trẻ có hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện nay, việc sử dụng các loại lá tắm cho bé cần hết sức lưu ý, bởi chúng có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, thậm chí là thuốc bảo vệ thực vật. Để chuẩn bị một nồi lá tắm cho bé, cũng cần tốn khá nhiều thời gian cũng như công sức chuẩn bị.

Bài viết chi tiết:

 

Thấu hiểu sự bận rộn và nỗi băn khoăn của cha mẹ, Cỏ Mềm HomeLab đã hoàn thiện sản phẩm “Lá tắm dược liệu” theo công thức dân gian với tỷ lệ phù hợp của Sài đất, Kim ngân, Hương nhu, Ké đầu ngựa, Trà xanh, Hạt mùi…bổ sung thêm tinh dầu tràm gió giúp bé được tắm mát an toàn và khoẻ mạnh.

Sản phẩm có dạng túi lọc tiện lợi, chỉ cần ngâm vào nước sôi 5 phút rồi pha vào nước tắm cho bé. Không cần tráng lại bằng nước.

Có nên tắm cho trẻ bị rôm sảy bằng các loại lá? 1

Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm: Lá tắm cho trẻ – Lá tắm dược liệu Cỏ Mềm

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Nếu chăm sóc tốt, chỉ trong vòng 7-10 ngày các nốt rôm sảy sẽ hết. Trong trường hợp nếu quá 7-10 ngày mà bé không khỏi hay có triệu chứng lan rộng, bệnh tái phát nhiều lần, trẻ quấy khóc khó chịu thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *